Trong hoạt động kinh doanh hiện nay Thương hiệu có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với Doanh nghiệp.
Thương hiệu: là tên gọi, thuật ngữ, thiết kế, hình tượng... giúp người tiêu dùng, khách hàng phân biệt một doanh nghiệp hoặc sản phẩm của doanh nghiệp đó với các sản phẩm doanh nghiệp khác ví dụ như: hình dáng, màu sắc của chai Coca – Cola hay tên gọi, màu sắc của vỏ bao thuốc lá 555. Các dấu hiệu có thể là những ký hiệu, biểu trưng (logo), thiết kế, từ ngữ mang tính khẩu hiệu
(slogan)... được gắn vào bao bì sản phẩm, mác sản phẩm, hay bản thân sản phẩm.
Xây dựng thương hiệu: là tổng hợp các phương pháp thiết kế, quảng bá và truyền thông để giúp phân biệt một Doanh nghiệp hoặc sản phẩm của Doanh nghiệp đó với các Doanh nghiệp cạnh tranh, với mục đích là để tạo ra ấn tượng dài lâu trong tâm trí của khách hàng. Các yếu tố cơ bản tạo ra một thương hiệu đầy đủ bao gồm bản sắc thương hiệu, truyền tải thương hiệu (ví dụ như thông qua logo và nhãn hiệu
), nhận thức thương hiệu
, sự tin tưởng của khách hàng đối với thương hiệu
và các chiến lược xây dựng quản trị thương hiệu
khác.
Xây dựng thương hiệu là đề ra và gây dựng được những trông đợi gắn với việc trải nghiệm thương hiệu, tạo ra được ấn tượng rằng thương hiệu đó gắn với một sản phẩm hoặc dịch vụ với những chất lượng hoặc đặc tính nhất định khiến sản phẩm/dịch vụ đó trở nên độc đáo hoặc duy nhất. Vì thế thương hiệu là một trong những thành tố có giá trị nhất trong chủ đề quảng cáo, vì nó cho thấy nhà sản xuất có thể đem lại gì cho thị trường. Nghệ thuật tạo ra và duy trì thương hiệu được gọi chung là quản lý thương hiệu.
Quảng bá Thương hiệu: Hoạt động quảng bá thương hiệu là tạo điều kiện cho cung cầu gặp nhau, Từ doanh nghiệp cho đến người tiêu dùng và ngược lại từ người tiêu dùng đến doanh nghiệp. Trên cơ sở có những thông tin từ khách hàng, doanh nghiệp nghiệp có các hoạt động quảng bá nhằm làm cho hàng hóa được nhiều khách hàng biết đến, bán được nhiều hơn nhanh hơn giúp củng cố tạo uy tín cho doanh nghiệp trên thị trường. Bên canh đó doanh nghiệp còn có những quảng bá giúp người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm thật với sản phẩm giả, phân biệt nhãn hiệu chính hãng với nhãn hiệu giả mạo ( Hàng giả, hàng nhái). Một thương hiệu được đầu tư nghiêm túc được pháp luật bảo hộ sẽ có tên tuổi và được người tiêu dùng quan tâm lựa chọn. Nếu biết quản lý thương hiệu một cách chuyên nghiệp, cùng với một chiến dịch quảng cáo thông minh, có thể được nhiều khách hàng biết đến và thuyết phục được khách hàng trả giá cao hơn rất nhiều giá thành sản phẩm. Đó là cách tạo ra giá trị, là cách thức vận dụng hình ảnh của sản phẩm làm sao để người tiêu dùng thấy được rằng sản phẩm đó xứng đáng với giá trị mà nhà quảng cáo muốn người tiêu dùng thừa nhận, chứ không phải là giá trị hợp lý của giá thành sản phẩm (nguyên liệu, công, chuyên chở, v.v.).
Nhưng giá trị của thương hiệu không chỉ là con số chênh lệch giữa giá bán và giá thành. Nó là tổng hợp những phẩm chất của sản phẩm đối với người tiêu dùng. Có rất nhiều giá trị phi vật thể trong đó chứ không chỉ là những gì thể hiện được trong bảng hạch toán. Đó là kỹ năng của một người công nhân lành nghề thể hiện trong từng loại, từng kiểu sản phẩm, từng cách làm khác nhau, v.v.. đó là những giá trị khó có thể hạch toán được, Doanh nghiệp nào không nhìn nhận ra và không biết duy trì những tải sản quý như vậy là đánh mất sức mạnh của chính mình, đánh mất chính bản thân mình.
Người tiêu dùng thường tìm kiếm trong những sản phẩm hoặc dịch vụ có thương hiệu những khía cạnh giá trị gia tăng, vì chúng cho thấy một phẩm chất hoặc tính cách hấp dẫn nào đó. Từ góc độ của nhà sở hữu thương hiệu, các sản phẩm và dịch vụ có thương hiệu bao giờ cũng bán được giá cao hơn. Khi có hai sản phẩm tương tự như nhau, nhưng có một sản phẩm có thương hiệu còn một sản phẩm không có thương hiệu, người tiêu dùng thường chọn sản phẩm có thương hiệu và đắt tiền hơn dựa trên chất lượng gắn với uy tín của thương hiệu đó.
Một thương hiệu được thừa nhận rộng rãi trên thị trường tức là đã đạt được sự khẳng định thương hiệu. Đến một lúc nào đó một thương hiệu được thừa nhận thu hút được đông đảo người tiêu dùng trên thị trường, nó có thể bắt đầu nhượng quyền thương hiệu và lúc đó giá trị Thương hiệu trở thành một tài sản vô cùng lớn của Doanh nghiệp.