Đóng
Đăng nhập
Tên tài khoản *
Mật khẩu *
Đóng
Khôi phục mật khẩu
Vui lòng gửi mail. Chúng tôi sẽ gửi link khởi tạo mật khẩu mới qua email của bạn
Đóng
Đăng ký hội viên
Họ và tên *
Giới tính *
Email *
Điện thoại *
Tài khoản *
Mật khẩu *
Nhập lại mật khẩu *
Công ty *
Chức vụ *
Lĩnh vực hoạt động *
Lời giới thiệu ngắn
Đăng ký hội viên
Các ô có dấu * cần điền đầy đủ thông tin
DOANH NGHIỆP XỬ LÝ KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THÔNG THỜI ĐẠI 4.0
26/06/2019 2.819 Lượt xem
Trong quá trình hoạt động trên thương trường, Doanh nghiệp không thể tránh khỏi những khủng hoảng về truyền thông. Nhưng không phải Doanh nghiệp nào cũng có đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng xử lý khủng hoảng truyền thông tốt khi họ không có sự chuẩn bị trước. Nhất là trong thời đại Internet ngày nay các thông tin được lan truyền một cách nhanh chóng, rộng khắp làm cho doanh nghiệp hoang mang, bị động và vấn đề ngày càng thêm tồi tệ.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự bùng phát của khủng hoảng truyền thông. Nhưng đều thường xảy ra bất ngờ có lúc như “ từ trên trời rơi xuống”. Nó có thể do yếu tố chủ quan nhưng cũng có thể do yếu tố khách quan. Nhiều khi chỉ do một thông tin chưa rõ ràng nhưng nó đã lan truyền đến hàng triệu người trên các mạng xã hội và trở thành khủng hoảng. Các loại khủng hoảng dễ leo thang nhất là các vụ liên quan đến an toàn sức khỏe con người, vi phạm đạo đức kinh doanh và gây ô nhiễm môi trường v.v… Sau đó, khi truyền thông nhảy vào và đưa tin chẳng khác nào đổ thêm dầu vào lửa, đẩy khủng hoảng lên cao trào.




Các thiệt hại do khủng hoảng đem lại
Khi khủng hoảng xảy ra điều đầu tiên là thiệt hại về tài chính vật chất:  Người tiêu dùng ngừng mua hàng các hoạt động kinh doanh bị đình trệ, tiền phạt từ các đối tác, chi phí để thu hồi sản phẩm, chi phí để bồi thường (nếu có), ngoài ra còn phải chi để giải quyết hậu quả của nó: chi phí cho luật sư, cho các chuyên gia truyền thông để giúp giải quyết khủng hoảng v.v… Ngân hàng ngừng cho vay tiền, các nhà cung cấp ngừng cho mua hàng trả chậm vì lo khả năng trả nợ, các nhà phân phối dừng nhận sản phẩm vì lo sợ làm ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của họ.v.v…
Tạo cơ hội cho đối thủ: Khủng hoảng truyền thông là một thảm họa đối với bạn, nhưng lại là một cơ hội hiếm có cho đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp sẽ đánh mất thị phần của mình vào tay đối thủ thậm trí có thể  đối thủ canh tranh sẽ lợi dụng cơ hội đổ thêm dầu vào lửa,  chọc gậy bánh xe làm cho doanh nghiệp bạn ngày càng lún sâu vào khủng hoảng thậm trí dẫn tới phá sản.
Cuối cùng, khủng hoảng truyền thông tạo ra những vấn đề nghiêm trọng với đội ngũ nhân viên Doanh nghiệp. Các nhân viên không ai muốn làm việc tới hình ảnh tiêu cực của một công ty, và làm việc dưới áp lực của dư luận xã hội, công chúng và truyền thông xói mòn họ sẽ mất đi sự tự tin, thái độ tập trung cho công việc…..
Một cuộc khủng hoảng truyền thông có thể chỉ là một bê bối nhỏ nếu chúng ta có kỹ năng biết xử lý, ứng phó nhưng cũng có thể làm bùng phát khủng hoảng do ứng xử không khéo của doanh nghiệp sẽ càng kích phát thêm sự bức xúc của dư luận và người tiêu dùng.
 Chính vì vậy, việc trang bị kiến thức, kỹ năng để ứng phó với khủng hoảng truyền thông là điều vô cùng cần thiết mà các tổ chức, Doanh nghiệp phải luôn nắm được và chuẩn bị sẵn sàng.
Trung tâm tư vấn pháp luật./.
Mọi thắc mắc của quý doanh nghiệp vui lòng gửi về hòm thư: tuvanphapluat.hanoisme@gmail.com
Giám đốc Trung tâm: Luật sư Nguyễn Ngọc Thụy - 0913341340.  
Chuyên viên tư vấn pháp luật:  Ms.Tống Khánh Linh - 0973562525.    
Tổng đài tư vấn:  024.39425429 máy lẻ (12) 
Trụ sở Trung tâm: Tầng 3 – 119 Lê Duẩn, Cửa Nam,Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.    


Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội
  • Địa chỉ: Tầng 2 - Tầng 3 số 119 Lê Duẩn, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Tel: 024 3942 5429 - Fax: 024 3942 5640
  • Email: vp@hanoisme.vn
  • Website: www.hanoisme.vn
  • Người chịu trách nhiệm nội dung:
    Ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký
© 2021. Bản quyền thuộc về Hanoisme.vn. Thiết kế website & SEO - Tất Thành