Đóng
Đăng nhập
Tên tài khoản *
Mật khẩu *
Đóng
Khôi phục mật khẩu
Vui lòng gửi mail. Chúng tôi sẽ gửi link khởi tạo mật khẩu mới qua email của bạn
Đóng
Đăng ký hội viên
Họ và tên *
Giới tính *
Email *
Điện thoại *
Tài khoản *
Mật khẩu *
Nhập lại mật khẩu *
Công ty *
Chức vụ *
Lĩnh vực hoạt động *
Lời giới thiệu ngắn
Đăng ký hội viên
Các ô có dấu * cần điền đầy đủ thông tin
Tăng tốc chuyển đổi "xanh"
Để ngành dệt may Việt Nam nhanh chóng trở lại đường đua xuất khẩu thì việc chuyển dịch theo hướng sản xuất xanh để đáp ứng nhu cầu mới của thị trường là điều tất yếu.
01/08/2023 320 Lượt xem
Để ngành dệt may Việt Nam nhanh chóng trở lại đường đua xuất khẩu thì việc chuyển dịch theo hướng sản xuất xanh để đáp ứng nhu cầu mới của thị trường là điều tất yếu.
Sản xuất hàng may mặc tại Xí nghiệp Sơ mi, Veston của Tổng Công ty May 10 tại Sài Đồng, Quận Long Biên, Hà Nội – một đơn vị của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex). Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN
 

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách thức; nhất là sự phục hồi không như kỳ vọng của thị trường bông, vải sợi Trung Quốc đang và sẽ tiếp tục là trở ngại lớn trong việc gia tăng nhu cầu với ngành may mặc của Việt Nam khi chi phí cho sản xuất hàng dệt may Việt Nam đang ở mức cao so với nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Thực tế này đang gây cản trở lớn tới việc đón nhận các đơn đặt hàng của các doanh nghiệp ngành dệt may hiện nay. Để vượt khó, nhiều doanh nghiệp đã linh hoạt trong sản xuất, sẵn sàng nhận làm các đơn hàng nhỏ lẻ, có độ phức tạp và yêu cầu cao hơn. Tuy nhiên, để phát triển bền vững, các doanh nghiệp vẫn rất cần tuân thủ những cam kết thực hành sản xuất kinh doanh có trách nhiệm xã hội, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho hay, "xanh" hóa trong sản xuất dệt may có thể giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu của nhà nhập khẩu từ châu Âu, cùng đó là phát triển bền vững doanh nghiệp. Đây đã không còn là câu chuyện định hướng tương lai mà ngay trong nhiều năm qua, các doanh nghiệp dệt may đã ý thức, chuyển mình để thực hiện yêu cầu này.

Ngành dệt may sẽ hoạt động theo hướng sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên và giảm chất thải, loại bỏ các chất gây lo ngại và loại trừ phát sinh vi sợi; biến đổi cách thức thiết kế quần áo, bán và sử dụng sao cho có thể giảm thải ra tự nhiên; cải thiện triệt để khả năng tái chế bằng cách thay đổi thiết kế, thu hồi và tái sản xuất; hướng tới sử dụng nguồn nhiên liệu tái tạo.
Thực tế cho thấy, quá trình chuyển đổi "xanh" đã được nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam thực hiện khoảng 5 năm trở lại đây. Tuy tiến trình thực hiện còn tương đối chậm song với động lực tất yếu là cần nâng cao lợi thế cho ngành, trình độ nhân công cải thiện, hiện nay chính là thời điểm tốt nhất để doanh nghiệp trong nước tập trung đẩy mạnh chuyển đổi.

May hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tại Công ty may Hưng Việt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Ảnh: Trần Việt - TTXVN

Từ thực tiễn tại doanh nghiệp, Giám đốc điều hành và là Nhà sáng lập Công ty TNHH May mặc Dony, ông Phạm Quang Anh chia sẻ, chuyển đổi sản xuất để phù hợp nhu cầu thị trường là tất yếu, đi kèm với điều này, vẫn cần cải thiện những yếu tố sẵn có thể thúc đẩy quá trình phát triển. Để đạt được mục tiêu, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng đến dự báo về tình hình giá bông trên thế giới để có những chiến lược bảo hiểm giá hợp lý, tăng tính ổn định và bền vững cho ngành công nghiệp xuất khẩu tỷ USD. Vấn đề tiền lương trong lĩnh vực dệt may cũng đang tăng trưởng và là tín hiệu tốt cho đời sống công nhân lao động, cũng như thể hiện năng lực ngành. Tuy nhiên, giá nhân công không rẻ như trước cũng sẽ hạn chế phần nào năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, đó là một thực tế.
Tuy vậy, về mặt tích cực, đây cũng là động lực cho ngành này nâng cao công nghệ sản xuất, chất lượng sản phẩm; cải thiện trình độ của đội ngũ cán bộ, kỹ sư và nhân công lao động. Điều đó đòi hỏi ngành dệt may Việt Nam cần tập trung chuyển đổi đa dạng hơn về các lợi thế cạnh tranh khác để nhanh chóng trở lại cuộc đua cung ứng hàng dệt may. Cụ thể như các chỉ tiêu về nguồn gốc, xuất xứ hay nguyên vật liệu để chứng thực các điều kiện về môi trường, về phát triển bền vững chứ không chỉ còn tập trung vào nguồn lao động giá rẻ như trước.
Hiện tại, trong bối cảnh khó khăn của toàn nền kinh tế nói chung và đối với các doanh nghiệp may mặc trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đều bị sụt giảm đơn hàng, May mặc Dony vẫn duy trì được nhiều đơn hàng tới hết năm nay. Hơn 50% trong số lượng đơn hàng là sản phẩm mới, khách hàng mới. Đơn hàng cũ và khách hàng cũ cũng đã giảm đến hơn 50%. "Kết quả này là do công ty đã chủ động tìm kiếm khách hàng mới và phát triển các sản phẩm mới, tập trung hơn vào các chiến lược thị trường và nâng cao chất lượng cho sản phẩm", ông Quang Anh chia sẻ.
Để ngành dệt may Việt Nam nhanh chóng trở lại đường đua xuất khẩu thì việc chuyển dịch theo hướng sản xuất xanh để đáp ứng nhu cầu mới của thị trường là điều tất yếu. Bên cạnh đó, việc nâng cao công tác dự báo giá nguyên liệu đầu là chất xúc tác để quá trình chuyển đổi và phát triển của ngành dệt may Việt Nam diễn ra nhanh hơn.
TS. Trương Thị Ái Nhi, Chuyên gia Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tuần hoàn (ICED) nhìn nhận, ngành dệt may Việt Nam đã tiếp cận rất sớm với mô hình kinh tế tuần hoàn. Trong thời gian tới, để ngành dệt may chuyển đổi thành công sang mô hình kinh tế tuần hoàn, bà Nhi khuyến nghị Chính phủ, các cấp, ngành và địa phương cần đẩy mạnh chính sách tài chính khuyến khích các doanh nghiệp may mặc trong và ngoài nước đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành dệt may.
Đồng thời tạo cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan nhằm thúc đẩy việc sản xuất nguyên phụ liệu truyền thống có hiệu suất, nghiên cứu và thương mại hoá các nguồn nguyên phụ liệu mới và bền vững cho ngành dệt may. Qua đó thúc đẩy tự chủ nguồn cung nguyên vật liệu từ vùng trồng nội địa và đa dạng hóa nguồn nguyên liệu cung cấp cho ngành dệt may.
Ngành dệt may cũng cần tận dụng và tối ưu hoá đầu vào thông qua thiết kế, phát triển và sử dụng nguyên nhiên liệu, nguyên vật liệu tái tạo, tái sinh đáp ứng sản xuất. Bên cạnh đó, cần thúc đẩy sản xuất sạch hơn, sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường và đẩy mạnh mạng lưới liên kết bền vững các doanh nghiệp trong ngành dệt may trong cụm công nghiệp và các bên liên quan theo chuỗi giá trị.

"Ngành dệt may cũng cần xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại thúc đẩy triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn trong ngành dệt may", bà Ái Nhi nêu rõ./. 

Theo 

https://bnews.vn/tang-toc-chuyen-doi-xanh/301154.html


Bình luận facebook
CARAVAN Nghệ An 2023 - Tri ân đồng đội, hướng về Bác CARAVAN Nghệ An 2023 - Tri ân đồng đội, hướng về Bác
Xin mời Quý vị các nhà hảo tâm, cá nhân, tổ chức, doanh nhân, doanh nghiệp đăng ký tham dự:🚗 Hành trình Caravan Nghệ An - "Tri ân đồng đội hướng về Bác" do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội phối hợp với Trung tâm xúc tiến đầu tư, Thương Mại, du lịch Hà Nội, Trung tâm xúc tiến đầu tư, Thương Mại, du lịch Nghệ An sẽ được tổ chức 03 ngày 02 đêm.
16/08/2023 333 lượt xem
CHƯƠNG TRÌNH CARAVAN TIẾP SỨC ĐẾN TRƯỜNG NĂM 2023 - CLB Doanh Nhân C&D CHƯƠNG TRÌNH CARAVAN TIẾP SỨC ĐẾN TRƯỜNG NĂM 2023 - CLB Doanh Nhân C&D
Tiền thân của CLB Doanh nhân C&D thành lập từ năm 2016, là thành viên thứ 16 của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội, giao thương giữa các doanh nghiệp với nhau dựa trên tiêu chí "Vì Cộng Đồng - Chung tay phát triển - Chia sẻ yêu thương", tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ các doanh nghiệp hội viên phát triển lớn mạnh hơn.
10/08/2023 427 lượt xem
CADI-SUN tri ân Mẹ Việt Nam Anh hùng Lê Thị Quýnh CADI-SUN tri ân Mẹ Việt Nam Anh hùng Lê Thị Quýnh
(CDS)- Nhân dịp kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/71947 - 27/7/2023), Công ty CADI-SUN cùng đại diện phường Hạ Đình đã tới thăm hỏi, tri ân Mẹ VNAH Lê Thị Quýnh.
27/07/2023 279 lượt xem
Gian hàng 0 đồng của Richy tặng bánh miễn phí cho bệnh nhi tại Bệnh viện Nhi Trung ương Gian hàng 0 đồng của Richy tặng bánh miễn phí cho bệnh nhi tại Bệnh viện Nhi Trung ương
Ngày 28/5, Richy đã tham gia gian hàng 0 đồng – mở quầy bánh tặng miễn phí cho hàng nghìn bệnh nhi trong khuôn khổ chương trình “Ngày Hội của bé 2023” do Bệnh viện Nhi Trung ương tổ chức.
29/05/2023 707 lượt xem
Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội
  • Địa chỉ: Tầng 2 - Tầng 3 số 119 Lê Duẩn, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Tel: 024 3942 5429 - Fax: 024 3942 5640
  • Email: vp@hanoisme.vn
  • Website: www.hanoisme.vn
  • Người chịu trách nhiệm nội dung:
    Ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký
© 2021. Bản quyền thuộc về Hanoisme.vn. Thiết kế website & SEO - Tất Thành