Bên trong nhà máy sản xuất nồi chiên không dầu xuất Mỹ của Sunhouse
Đặc biệt, năm 2025 đánh dấu ngưỡng cửa chuyển mình của kinh tế tư nhân với Nghị quyết 68, được coi là chương mới đầy hào khí, hi vọng, với những cú hích mang tính lịch sử về thể chế, chính sách chưa từng có. Kỳ vọng có thêm nhiều doanh nghiệp dân tộc có vai trò dẫn dắt một số ngành, lĩnh vực then chốt, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, cạnh tranh sòng phẳng với thế giới.
Cần thêm doanh nghiệp dân tộc - sếu đầu đàn trong kỷ nguyên vươn mình
Cùng với sự chuyển mình của nền kinh tế Việt Nam vào kỷ nguyên mới, nhiều doanh nghiệp từ những bước khởi đầu nhỏ đã vươn lên làm chủ công nghệ, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng, tiên phong dẫn dắt đổi mới sáng tạo để thành những cánh chim đầu đàn.
Một trong những cái tên tiêu biểu như Tập đoàn Sunhouse. Thành lập từ năm 2000, trải qua 25 năm, Sunhouse đã không ngừng trưởng thành và lớn mạnh, nhanh chóng gia nhập nhóm doanh nghiệp nghìn tỷ với doanh thu tăng trưởng bình đều đặn bình quân 25-30%, trở thành cánh chim đầu đàn của ngành gia dụng Việt Nam. Không chỉ phục vụ 20 triệu gia đình, Sunhouse đang vươn tầm thế giới, khẳng định tên tuổi một thương hiệu quốc gia chuẩn quốc tế, với hơn 13 triệu sản phẩm xuất khẩu mỗi năm tới 20 quốc gia, trong đó có nhiều thị trường khắt khe như Mỹ, Canada, Mexico, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á…
Cùng các doanh nghiệp tiên phong, không thể không kể đến sự có mặt của các hiệp hội doanh nghiệp - bệ phóng vững chắc của khối tư nhân trong hành trình phát triển bền vững. HANOISME - Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội, là một tổ chức lâu đời, trong hơn 3 thập kỷ qua luôn tiên phong kết nối, hỗ trợ và thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh, giúp doanh nghiệp tiêu biểu như Sunhouse từng bước vươn ra thị trường khu vực và quốc tế.
Từ những ngày đầu thành lập với số lượng hội viên khiêm tốn, đến nay, Hiệp hội đã mở rộng quy mô với hơn 11.000 hội viên, có 5 văn phòng đại diện tại: Mỹ, Nhật, Áo, Singapore và Cộng hòa Séc, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Ông Nguyễn Xuân Phú - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Sunhouse, Phó Chủ tịch Hiệp hội nhỏ và vừa TP Hà Nội nhấn mạnh vai trò của Hiệp hội trong việc hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp, đồng thời là cầu nối quan trọng giúp tiếng nói và mong muốn của doanh nghiệp được đến gần hơn với các cấp cơ quan, Ban Ngành. Ông Nguyễn Xuân Phú chia sẻ: “Trong chặng đường tiếp theo, mong rằng Hiệp hội nhỏ và vừa TP Hà Nội sẽ tiếp tục phát huy vai trò, có nhiều sự hỗ trợ giúp các doanh nghiệp phát triển nhiều hơn nữa, tạo nhiều cơ hội kết nối, chia sẻ để cộng đồng doanh nghiệp học hỏi lẫn nhau, đặc biệt là các bài học kinh nghiệm từ các doanh nghiệp lớn tiêu biểu.”

HANOISME tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất và kỷ niệm 30 năm thành lập
Mới đây, HANOISME tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất và kỷ niệm 30 năm thành lập - phần thưởng cao quý do Đảng và Nhà nước trao tặng. Đây không chỉ là sự kiện trọng đại đánh dấu một cột mốc lịch sử quan trọng mà còn là dịp để Hiệp hội tổng kết, nhìn lại chặng đường đã qua, đồng thời định hướng chiến lược phát triển trong thời gian tới, tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp trên con đường hội nhập và phát triển bền vững.
Nằm trong chuỗi kỷ niệm 30 năm thành lập, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội tổ chức Giải thưởng Mạc Đĩnh Chi – Thương hiệu số 1 nhằm tôn vinh 30 thương hiệu tiêu biểu quốc gia và thành phố, có thành tích nổi bật trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đổi mới sáng tạo, trách nhiệm xã hội và chuyển đổi số. Những cái tên như: Sunhouse, T&T, SHB, May 10, Tân Á Đại Thành, Traphaco,… đã trở thành niềm tự hào không chỉ của Hiệp hội mà còn của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

Đại diện các doanh nghiệp nhận giải thưởng Mạc Đĩnh Chi.
Mang tinh thần dân tộc hội nhập thế giới
Trong 30 năm qua, đã có hàng chục doanh nghiệp Hội viên của HANOISME đạt giải thưởng thương hiệu quốc gia, là giải thưởng cao nhất về sản phẩm của Việt Nam do Bộ Công thương chủ trì đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy mạnh năng lực cạnh tranh tiêu thụ trong và ngoài nước, nhất là kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng từ 10 – 20%.
Nhiều thương hiệu như Sunhouse đã mang tinh thần dân tộc hội nhập thế giới, trở thành “Thương hiệu quốc gia, chuẩn quốc tế”, liên tục ghi dấu ấn mạnh mẽ tại hơn 20 quốc gia xuất khẩu, giữ vị trí vững chắc trên bản đồ gia dụng và OEM thế giới. Nội lực mạnh mẽ từ năng lực sản xuất với 10 nhà máy trên quy mô 100.000 m2, R&D và đặc biệt là giá trị Made in Vietnam là nền tảng để Sunhouse khẳng định với thế giới về khả năng làm chủ công nghệ lõi, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu và cạnh tranh sòng phẳng với thế giới của một doanh nghiệp Việt Nam.

Sunhouse sở hữu 10 nhà máy trên quy mô 100.000 m2, áp dụng các công nghệ tự động hóa, robot, sản xuất hơn 80 triệu sản phẩm/năm.
Sunhouse và các doanh nghiệp, hiệp hội tư nhân đang viết nên câu chuyện truyền cảm hứng về khát vọng dân tộc trong kỷ nguyên hội nhập. Với Nghị quyết 68 và chính sách cởi mở, năm 2025 hứa hẹn là ngưỡng cửa vàng để Sunhouse cùng các “sếu đầu đàn” tiếp tục bức tốc, góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam vươn xa, thêm nhiều dấu ấn.