Đóng
Đăng nhập
Tên tài khoản *
Mật khẩu *
Đóng
Khôi phục mật khẩu
Vui lòng gửi mail. Chúng tôi sẽ gửi link khởi tạo mật khẩu mới qua email của bạn
Đóng
Đăng ký hội viên
Họ và tên *
Giới tính *
Email *
Điện thoại *
Tài khoản *
Mật khẩu *
Nhập lại mật khẩu *
Công ty *
Chức vụ *
Lĩnh vực hoạt động *
Lời giới thiệu ngắn
Đăng ký hội viên
Các ô có dấu * cần điền đầy đủ thông tin
“ĐƯỜNG BĂNG” CHO KINH TẾ SỐ HÀ NỘI CẤT CÁNH
13/07/2024 73 Lượt xem
Với nền tảng sẵn có, không ngừng đẩy mạnh chuyển đổi số, Thành phố Hà Nội có nhiều ưu thế phát triển kinh tế số. Góp phần để Hà Nội trở thành địa phương dẫn đầu trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, “Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2050” (Quy hoạch Thủ đô) đã đưa ra nhiều giải pháp, phương hướng phát triển nội dung này.
 
Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị đặt ra nhiệm vụ đối với Hà Nội, đó là “đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển hạ tầng số, kinh tế số, xã hội số, hạ tầng giao thông, đô thị thông minh, hạ tầng liên kết vùng”. Nhiệm vụ này tiếp tục được Bộ Chính trị tiếp tục nhấn mạnh trong Kết luận số 80-KL/TƯ ngày 24/5/2024: “phát triển hạ tầng số, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, coi đây là tiền đề quan trọng để Hà Nội bứt phá trong thời kỳ tới”.
 
Để hiện thực hóa mục tiêu trên, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TU về chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đồng thời, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành các Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TU của Thành ủy, hướng tới năm 2025 tỷ trọng kinh tế số trong GRDP của Hà Nội khoảng 30% (năm 2030 chiếm 40%); tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%...
 
Một trong những nền tảng để Hà Nội phát triển kinh tế số nhanh, hiệu quả và bền vững, đó là Thủ đô có mạng lưới hạ tầng về khoa học, công nghệ mạnh, tập trung các trường đại học, cao đẳng, trung tâm nghiên cứu, ứng dụng công nghệ dồi dào, có vị thế hàng đầu của cả nước.
 
Trong những năm qua, Hà Nội cũng đưa ra nhiều cơ chế, chính sách mang tính đột phá, tăng cường đầu tư cho xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ theo hướng ưu tiên trọng điểm quốc gia. Triển khai những cơ chế, chính sách phù hợp, Thành phố Hà Nội đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong hoạt động khoa học công nghệ, tạo đà cho việc hiện thực hóa những chủ trương, chính sách của Trung ương và Thành phố về phát triển, xây dựng Hà Nội dẫn đầu trong chuyển đổi số nói chung, kinh tế số nói riêng.
 
Thêm một “cú huých” nữa để Hà Nội hiện thực hóa khát vọng phát triển kinh tế số, tạo tiền đề để Hà Nội bứt phá trong thời kỳ tới bởi Quy hoạch Thủ đô cũng rất chú trọng nội dung này. Theo đó, Quy hoạch Thủ đô đã đưa ra phương hướng phát triển kinh tế số với nhiều giải pháp. Cụ thể, Hà Nội đẩy mạnh triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số (SMEdx); các chương trình hỗ trợ thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp thông qua tích hợp, áp dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh.
 
Quy hoạch Thủ đô đưa ra giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp; khuyến khích phát triển các mô hình kinh doanh mới. Tham mưu thực hiện các hoạt động hỗ trợ xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, phát triển kinh tế số. Thúc đẩy phát triển các nền tảng số, phù hợp với quy mô, ngành nghề và giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Triển khai phát triển các công cụ, nền tảng số hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số theo mô hình xã hội hóa. Triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp về thuế, phí, lệ phí. Duy trì tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử đạt 100%.
 
Đối với phát triển thương mại điện tử, Quy hoạch Thủ đô đưa ra giải pháp xây dựng, phát triển các hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ cho thương mại điện tử. Phát triển thanh toán số theo hướng phổ cập tài chính toàn diện, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã, làng nghề truyền thống tại Hà Nội chuyển đổi số, làm kinh tế số.
Bên cạnh đó, hỗ trợ triển khai ứng dụng các nền tảng số (nền tảng mạng xã hội, nền tảng di động, ứng dụng bán hàng trực tuyến), sử dụng chữ ký số, hợp đồng điện tử, sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Phối hợp với các sàn thương mại điện tử lớn, uy tín kết nối, hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp, cá nhân lên sàn thương mại điện tử, mở rộng thị thường tiêu thụ cho các sản phẩm nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm OCOP, sản phẩm tiêu dùng... Đẩy mạnh giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới giúp các doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa.
 
Theo phương hướng phát triển kinh tế số trong Quy hoạch Thủ đô, Thành phố sẽ hình thành hệ thống các khu công nghệ thông tin tập trung với quy mô hợp lý về diện tích mặt bằng, phân bổ hợp lý về lĩnh vực chuyên môn. Ưu tiên bố trí tại khu vực vùng phía Bắc (huyện Sóc Sơn, Mê Linh) và khu vực phía Tây (Hòa Lạc, Xuân Mai và Ba Vì) để đảm bảo hiệu quả đầu tư, thu hút các doanh nghiệp công nghệ số đầu tư phát triển các sản phẩm công nghệ số, công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông, phần mềm và nội dung số, Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo tạo ra các sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” có giá trị kinh tế cao thúc đẩy phát triển kinh tế số của Thủ đô Hà Nội.
 
Đồng thời Hà Nội trong tương lai sẽ làm chủ một số thiết bị viễn thông, công nghệ số quan trọng góp phần chuyển đổi số như các thiết bị mạng 5G và các thế hệ tiếp theo, thiết bị IoT. Phát triển các nền tảng, ứng dụng, giải pháp cho chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Phát triển các sản phẩm IoT nhằm thúc đẩy thông minh hóa trong các lĩnh vực sản xuất, y tế, nông nghiệp…
 
Hà Nội cũng phát triển, cung cấp một số dịch vụ công nghệ thông tin có lợi thế cạnh tranh, có hàm lượng chất xám cao, được sử dụng nhiều trong các cơ quan nhà nước, dịch vụ trung tâm dữ liệu, dịch vụ điện toán đám mây và các dịch vụ trên mạng có khả năng định hướng thông tin như mạng xã hội, công cụ tìm kiếm, các sản phẩm giải trí trên mạng. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp công nghệ số: hình thành các trường Đại học số; đẩy mạnh mô hình đào tạo trực tuyến mở (MOOC); xây dựng và triển khai áp dụng chuẩn kỹ năng công nghệ số.
 
Trong tương lai, Thành phố Hà Nội sẽ đưa nội dung đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung, nâng cao kiến thức kỹ năng về quản lý, nghiệp vụ, các chuẩn, tiêu chuẩn, chứng chỉ quốc tế trong lĩnh vực công nghệ số vào các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ưu tiên phát triển kinh tế số trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp; du lịch; giao thông; tài nguyên và môi trường.
Với nhiều giải pháp và phương hướng nói trên trong Quy hoạch Thủ đô, chắc chắn sẽ là "đường băng" để tương lai gần, kinh tế số Hà Nội sẽ "cất cánh", phát triển mạnh mẽ hơn và dẫn đầu cả nước.

Theo Tạp chí Người Hà Nội Online
Bình luận facebook
Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội
  • Địa chỉ: Tầng 2 - Tầng 3 số 119 Lê Duẩn, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Tel: 024 3942 5429 - Fax: 024 3942 5640
  • Email: vp@hanoisme.vn
  • Website: www.hanoisme.vn
  • Người chịu trách nhiệm nội dung:
    Ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký
© 2021. Bản quyền thuộc về Hanoisme.vn. Thiết kế website & SEO - Tất Thành